Bạn cần lưu ý điều gì khi ngồi máy lạnh lâu?

Hầu như gia đình nào cũng có thể trang bị một chiếc máy lạnh để đảm bảo giấc ngủ ngon, nhưng nó cũng có một số tác động đối với sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ ngồi máy lạnh lâu cần lưu ý những gì để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình.

1Nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi khi ngồi phòng máy lạnh

Khi ngồi phòng máy lạnh quá lâu, cơ thể bạn có thể cảm thấy mệt mỏi vì một số nguyên nhân dưới đây:

  • Việc ở trong phòng máy lạnh quá lâu có thể khiến cơ thể giảm khả năng thích ứng với sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng máy lạnh và môi trường bên ngoài, dễ dẫn đến cảm giác mệt mỏi, nhất là với nhân viên văn phòng.
  • Khi máy lạnh được sử dụng trong thời gian dài liên tục, nhiệt độ và độ ẩm càng thấp gây nên tình trạng khô da, khô niêm mạc đường hô hấp. Từ đó, khiến cơ thể chúng ta giảm sức đề kháng và càng có nguy cơ bị kích ứng, suy nhược hoặc mắc bệnh.
  • Hơn nữa, khi ngồi quá lâu trong phòng máy lạnh, các cơ sẽ dễ bị co cứng do luồng khí lạnh phả trực tiếp vào các khu vực như đầu, cổ, gáy, mặt; từ đó, dẫn đến nguy cơ đau mỏi vai gáy, đau lưng, khớp.

Ngồi máy lạnh lâu dễ bị nhức đầu, mệt mỏi.

Ngồi máy lạnh lâu dễ bị nhức đầu, mệt mỏi.

2Các bệnh hay gặp do máy lạnh

  • Bệnh về đường hô hấp: Đặc thù của phòng máy lạnh là phải đóng kín cửa, do đó, không gian trong phòng sẽ thiếu dưỡng khí, khiến chúng ta dễ có nguy cơ mắc bệnh về hô hấp như khó thở, ngột ngạt.
  • Cảm giác mệt mỏi và nhức đầu liên tục: Khi ngồi lâu trong môi trường máy lạnh, chúng ta có thể cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, nhiễm lạnh, nhức đầu – đây là những biểu hiện mất cân bằng thần kinh não gây nên, nhất là khi ở nhiệt độ rất thấp.
  • Viêm xoang và nhiễm virus: Ngồi lâu trong phòng máy lạnh dễ khiến niêm mạc mũi kích ứng và bị khô, dẫn đến cảm giác ngứa mũi, hắt hơi, có nguy cơ bị nhiễm trùng xoang, cảm lạnh do nhiễm virus,…
  • Khô da, khô mắt: Đặc tính hút ẩm không khí của máy lạnh có thể khiến da và đôi mắt bạn bị khô, bong tróc da, ngứa ngáy, dễ kích ứng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến mắt như viêm kết mạc, viêm bờ mi.
  • Viêm họng cấp tính: Khi ngồi trong phòng máy lạnh quá lâu, bạn ra môi trường bên ngoài với nhiệt độ cao hơn đột ngột có thể gây nên tình trạng khó thích ứng, thậm chí tăng nguy cơ viêm họng đỏ cấp tính.

Cảm cúm, viêm xoang là những bệnh thường thấy ở người ngồi lâu trong phòng máy lạnh.

Cảm cúm, viêm xoang là những bệnh thường thấy ở người ngồi lâu trong phòng máy lạnh.

3Phòng tránh bệnh do máy lạnh

Không ngồi trước gió điều hòa

Nên hạn chế tối đa ngồi trước gió điều hòa để tránh các luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào người, nhất là đầu và vai gáy. Khi ngồi lâu trong phòng máy lạnh, lưu ý giữ ấm cơ thể và đặc biệt là vùng cổ, lòng bàn chân.

Nên tránh ngồi trước gió máy lạnh.

Nên tránh ngồi trước gió máy lạnh.

Vận động nhẹ nhàng sau mỗi 45 phút

Khi ở lâu trong phòng máy lạnh, cứ mỗi 45 phút, bạn nên thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng trong vài phút để tránh tình trạng mệt mỏi, đau nhức vai gáy. Lâu lâu, cũng nên ra khỏi phòng vài phút để cơ thể thích ứng với nhiệt độ môi trường bên ngoài.

Bạn cũng có thể thực hiện một số động tác giữ ấm và thư giãn cho cơ thể, như xoa nóng 2 vành tai, đan 2 bàn tay vào nhau rồi xát mạnh ở vùng vai gáy, xoa lòng bàn tay và lòng bàn chân vào nhau để làm ấm, hít thở sâu,…

Nên vận động cơ thể thường xuyên để tăng đề kháng cho cơ thể.

Nên vận động cơ thể thường xuyên để tăng đề kháng cho cơ thể.

Giữ nhiệt độ thích hợp

Sử dụng máy lạnh với mức nhiệt độ phù hợp vừa giúp tiết kiệm điện năng, vừa bảo vệ sức khỏe của bản thân hiệu quả.

Theo khuyến cáo từ bác sĩ, vào mùa nóng, chúng ta nên để nhiệt độ máy lạnh ở mức 25 - 28 độ C là thích hợp, kể cả ở nhà hay văn phòng công sở. Tốt nhất, nên giữ mức chênh lệch giữa nhiệt độ phòng máy lạnh với ngoài trời trong khoảng 7 độ C.

Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh phù hợp.

Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh phù hợp.

Tạo ẩm cho phòng

Cách đơn giản nhất để tạo độ ẩm cho phòng máy lạnh là đặt vào bát nước nông, lớn ở xung quanh phòng và tốt nhất là dưới ánh nắng mặt trời. Nước sẽ dần bốc hơi vào không khí.

Nếu văn phòng hoặc nhà ở của bạn có thiết kế đài phun nước hoặc máy tạo độ ẩm để trang trí thì sẽ càng tuyệt vời hơn. Điều này sẽ giúp bạn tận hưởng môi trường sống và làm việc thoải mái hơn với tiếng nước chảy êm dịu.

Đặt bát nước tạo ẩm cho phòng máy lạnh.

Đặt bát nước tạo ẩm cho phòng máy lạnh.

Dùng xịt khoáng cho da

Như đã đề cập, ngồi lâu trong phòng máy lạnh có thể dẫn đến da khô, thậm chí bong tróc. Do đó, bạn có thể dùng xịt khoáng, kem dưỡng da, dưỡng ẩm phù hợp với loại da của mình để tránh các bệnh lý về da liễu.

Dùng xịt khoáng phù hợp với da mình để tạo độ ẩm.

Dùng xịt khoáng phù hợp với da mình để tạo độ ẩm.

Nhớ uống đủ nước

Uống đủ nước và đúng cách giúp giữ ẩm cho da, nhất là nước ấm. Điều này giúp da tránh tình trạng bị khô, bong tróc khi ngồi lâu trong phòng máy lạnh.

Uống đủ nước mỗi ngày giúp cân bằng độ ẩm cho cơ thể.

Uống đủ nước mỗi ngày giúp cân bằng độ ẩm cho cơ thể.

tvcm

tvcm

Từ khóa: Bạn cần lưu ý điều gì khi ngồi máy lạnh lâu?lưu ý ngồi máy lạnh lâu lưu ý sử dụng máy lạnh phòng tránh bệnh do máy lạnh mẹo sử dụng máy lạnh máy lạnh