Cách hạn chế các triệu chứng nguy hiểm ở người nhiễm virus SARS-CoV-2

Sự xuất hiện của nhiều biến thể virus SARS-CoV-2 khiến người mắc bệnh sẽ phải đối mặt với những triệu chứng khác nhau. Ngoài điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cần có cho mình phương pháp để giảm đi các cơn sốt, đau nhức mình, khó thở khi cần thiết. Cùng tham khảo bài viết bên dưới nhé.

1Theo dõi nhiệt độ cơ thể, làm hạ sốt khi cần

Hãy theo dõi nhiệt độ cơ thể của mình thường xuyên bằng cách dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt. Nếu xuất hiện triệu chứng sốt, hãy can thiệp ngay bằng cách dùng khăn chườm ấm lên vùng trán, vùng nách, bẹn để hạ sốt cho cơ thể.

Nếu vẫn không hạ sốt, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt. Thông thường, bạn sẽ cần 10 - 15 mg paracetamol trên mỗi cân nặng. Người trưởng thành có thể dùng viên uống chứa 650 mg paracetamol, khoảng cách giữa 2 lần uống từ 4 - 6 giờ và không uống quá 6 viên/ngày (Theo lời khuyên từ Bộ Y tế).

Theo dõi nhiệt độ cơ thể, làm hạ sốt khi cần

2Uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây

Khi bị sốt, cơ thể sẽ bị mất nước rất nhiều, do đó bạn cần duy trì uống nước để bù nước lại cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ nên uống đủ nước, tránh tình trạng thừa nước vì thừa nước có thể tạo thêm áp lực cho tim và thận, gây mất cân bằng nước - điện giải.

Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH) đưa ra khuyến nghị trung bình 1 người trưởng thành nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, nếu có thể, bạn nên uống nhiều nước trái cây để cung cấp thêm vitamin tăng cường sức đề kháng.

Uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây

3Mặc quần áo từ chất liệu thoáng mát

Bạn nên chọn những bộ quần áo rộng rãi thoáng mát, được làm từ các chất liệu thấm mồ hôi như vải lanh, cotton,... để giải phóng nhiệt độ cơ thể, tránh tình trạng bị nóng bức ảnh hưởng đến tinh thần.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nới rộng quần áo để cơ thể được thoải mái hơn.

Mặc quần áo rộng, thoáng khí

4Hít thở đúng cách

Bạn cần tránh nằm nhiều vì khi nằm, phổi sẽ xẹp xuống và hoạt động ít hơn, tạo điều kiện cho virus tấn công, đặc biệt là trong lúc bạn đang mắc bệnh. Hãy cố gắng ngồi dậy để tập hít thở bằng bụng - phình bụng khi hít vào, hóp bụng khi thở ra.

Động tác này sẽ giúp đưa khí oxi vào phổi và đẩy bớt khí độc ra ngoài cơ thể. Trong quá trình thực hiện, bạn nên thở chậm đều và sâu dần nếu có thể.

Hít thở đúng cách

5Day ấn huyệt

Theo lời khuyên từ Bộ Y tế, bạn có thể tự dùng tay hoặc nhờ người chăm sóc ấn vào các huyệt sau đây để giảm sốt:

- Huyệt thiếu thương (ở dưới chỗ bám của gân cơ duỗi dài ngón tay cái): Giúp giảm sốt, giảm triệu chứng khó thở,…

Huyệt thiếu thương

- Huyệt khúc trì (chỗ lõm ở bờ ngoài mặt sau khuỷu tay, là nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1 và cơ ngửa ngắn khớp khuỷu tay): Giúp giảm sốt, cảm cúm, đau họng, góp phần thúc đẩy khí huyết lưu thông, giảm áp lực máu tác động lên thành động mạch.

Nếu bạn duy trì thực hiện thường xuyên, chỉ số huyết áp của cơ thể có thể được đưa dần về mức ổn định.

Bấm vào huyệt khúc trì

- Huyệt hợp cốc (vị trí bờ ngoài, giữa xương bàn ngón tay - khép ngón tay trỏ và ngón cái vào nhau, vị trí của huyệt nằm ở điểm cao nhất của phần cơ nối giữa ngón trỏ và ngón cái): Ấn vào giúp giảm đau đầu, vai gáy, tăng khả năng miễn dịch.

Huyệt hợp cốc

- Huyệt thần môn (ở nếp nhăn của cổ tay, dưới đường rãnh giữa ngón đeo nhất và áp út): Giúp trị mất ngủ, an thần, cải thiện một số vấn đề liên quan đến thần kinh và tim mạch (đau tim, tim đập nhanh liên tục, hồi hộp, đau tức ngực, chán ăn,…)

Huyệt thần môn

- Huyệt dũng tuyền (khi co bàn chân và các ngón chân lại, dưới bàn chân xuất hiện một điểm lõm xuống, cách 1/3 trước gan bàn chân): Ấn vào giúp giảm ho, đau họng, mất ngủ, khắc phục tình trạng cơ thể nóng lạnh thất thường,…

Huyệt dũng tuyền

Khi bị tức ngực, bạn có thể day bấm thêm huyệt đản trung (điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú (đàn ông) hoặc ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (phụ nữ)) để giảm bớt tình trạng khó thở, đau ngực,…

Trường hợp bị đau đầu, bạn có thể thử chải đầu bằng các ngón tay giúp massage não, kích thích tuần hoàn máu, đả thông kinh mạch.

- Huyệt bách hội (đỉnh đầu): Cắm 2 ngón tay cái vào trong 2 lỗ tai, các ngón còn lại xoè ra, ngón tay giữa của 2 bàn tay vươn thẳng về phía đỉnh đầu. Sau đó, các ngón ôm chặt lấy đầu, 2 đầu ngón tay giữa của 2 bàn tay chạm nhau ở đâu thì bấm đó.

Thao tác này giúp lưu thông máu dễ dàng hơn, máu có thể truyền tới tất cả các bộ phận trong cơ thể, tăng cường trí nhớ, giúp giảm đau,...

Huyệt bách nội

- Day ấn huyệt đầu duy (đưa tay về phía vùng mép tóc ở hay bên góc chán và cắn hàm, nơi có ụ cơ nổi lên chính là huyệt đạo Đầu Duy). Bấm huyệt này giúp giảm đau đầu, mỏi mắt, tê bì mặt,...

Huyệt đầu duy

Khi bấm huyệt xong, bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu day ấn huyệt lần đầu không đạt được hiệu quả như mong đợi, người bệnh có thể nghỉ ngơi thư giãn trong vài phút và tiếp tục thực hiện lại bấm huyệt lần nữa đến khi cảm thấy thoải mái.

Sau khi nghỉ thư giãn, nếu cảm thấy đỡ có thể đun nước lá để xông, đi lại tập các bài tập làm giãn xương cốt, massage toàn thân và tắm nắng.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế: Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Thông tin được Kinh Nghiệm Hay cập nhật vào ngày 27/07/2021.

Từ khóa: Cách hạn chế các triệu chứng nguy hiểm ở người nhiễm virus SARS-CoV-2hạn chế triệu chứng do virus SARS-CoV-2 hạn chế triệu chứng nhiễm covid-19 hạn chế triệu chứng covid 19 khắc phục triệu chứng covid covid 19